Phát huy vai trò đội văn nghệ quần chúng

Phát huy vai trò đội văn nghệ quần chúng

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La được coi là điểm sáng của phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La được coi là điểm sáng của phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.
anh tin bai

Các đội văn nghệ hoạt động, góp phần lan tỏa không khí phấn khởi trong đời sống.

Tại tỉnh Sơn La phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, tất cả các bản, tổ, tiểu khu trên địa bàn tỉnh đều có đội văn nghệ của địa phương, thậm chí có bản có từ 2 đến 3 đội. Đến nay, tỉnh có hơn 3.300 đội văn nghệ tổ, bản, tiểu khu thường xuyên hoạt động, góp phần lan tỏa không khí vui tươi, phấn khởi trong sinh hoạt, đời sống cũng như các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị của tỉnh. Các đội văn nghệ bản đều do nhân dân tự tổ chức, tự mua sắm trang phục, đạo cụ tập luyện và biểu diễn phục vụ bà con trong bản vào những dịp lễ, tết. Thường xuyên biểu diễn giao lưu với các bản, xã lân cận. Các tiết mục ca, múa, nhạc hầu hết là tự biên, tự diễn, mang đậm chất dân gian truyền thống, thể hiện tình yêu tha thiết, nồng nàn đối với quê hương, làng bản, chuyển tải được mọi vấn đề của cuộc sống mà nhân dân quan tâm, dễ hiểu, dễ nhớ, có tác động tích cực thúc đẩy lao động sản xuất, gắn kết các thành viên trong cộng đồng.   

Hàng năm, tỉnh tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh. Qua các kỳ hội diễn, các hạt nhân văn nghệ được giao lưu, học hỏi năng khiếu, khả năng tổ chức và hoạt động nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật quần chúng từ cơ sở; tổ chức Liên hoan Bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên tham gia các Liên hoan, hội diễn như: Liên hoan Múa không chuyên toàn quốc; Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc;Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc… đạt 21 Huy chương Vàng, 35 Huy chương Bạc, 21 giải A, 22 giải B, 10 Bằng khen và nhiều giải thưởng khác.

Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân vũ cùng nhiều phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn như: Lễ hội Đua thuyền truyền thống; Lễ hội Hoa Ban; Lễ hội Mừng cơm mới; Lễ hội “Xên Mường”; Lễ hội “Hạn Khuống”; Lễ hội “Đền thờ Vua Lê Thái Tông”; Lễ hội “Mùa Hoa Ban”; Lễ hội Hoa đào; Lễ hội Gội đầu; Thi ẩm thực dân tộc; Thi "Điệu xòe cộng đồng", "Liên hoan xòe Sơn La"; Thi nghề nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm… Với việc tổ chức các hoạt động này, với sự tham gia của đông đảo diễn viên quần chúng, là dịp để các hạt nhân nòng cốt nâng cao vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như nghệ thuật quần chúng tại tỉnh, đổi mới, phát huy sức sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động nghệ thuật quần chúng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân và du khách.

Diệp Hương

0 bình luận

Viết bình luận của bạn

IZOMI