Di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế – Bút tích của vua Lê Thái Tông

Di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế – Bút tích của vua Lê Thái Tông

Sơn La là miền đất phía Tây của tổ Quốc. Ngay từ khi giành quyền tự chủ, các vương triều phong kiến nước ta đã rất chú ý đến quan ải Việt – Lào. Di tích lịch sử văn bia “Quế Lâm ngự chế” là nơi ghi dấu chiến công của vị Vua trẻ hùng tài, đại lược Lê Thái Tông đã hai lần lên miền sơn cước dẹp quân phản loạn giữ bình yên cho bờ cõi giang sơn…Chính vì vậy nơi đây đã trở thành điểm di tích lịch sử vô cùng ý nghĩa và có giá trị lịch sử cao. Đến với Sơn La bạn đường nên bỏ qua điểm đến đầy ý nghĩa này.

Cổng vào khu di tích lịch sử Quế Lâm Ngự Chế
Cổng vào khu di tích lịch sử Quế Lâm Ngự Chế

Di tích lịch sử văn bia “Quế Lâm ngự chế” ở đâu?

Di tích lịch sử Văn bia Quế Lâm Ngự Chế thuộc tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. Nơi đây đã là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử hào hùng của vua Lê Thái Tông cùng quân sỹ đi chinh phạt quân phiến loạn ở vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc, giữ bình yên cho bờ cõi nước nhà. Di tích được Bộ Văn hóa, thông tin xếp hạng cấp Quốc gia ngày 05/02/1994.
Văn bia Quế Lâm Ngự Chế được khắc trên vách núi
Văn bia Quế Lâm Ngự Chế được khắc trên vách núi
Cuộc đời Lê Thái Tông

Vua Lê Thái Tông là con thứ của Vua Lê Thái Tông (Lê Lợi). Vua Lê Thái Tông sinh ngày 20 tháng 11 năm Qúy Mão (1423), ngày 3 tháng 3 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) được sắc phong làm Lương Quận công. Ngày 6 tháng Giêng năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) được lập làm Hoàng Thái Tử. Ngày 8 tháng 9 năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) lên ngôi Hoàng đế, lấy năm sau làm niên hiệu năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đến năm thứ 7 đổi niên hiệu là Đại Bảo (1440) lấy hiệu là “Quế Lâm Động Chủ” nối tiếp hiệu “Lam Sơn Động Chủ” của vua cha Lê Thái Tổ. Trị vì ngôi vua được 9 năm (1433-1442) Một lần vua đi tuần thú ở miền Đông (Chí Linh – Hải Dương) rồi băng hà, hưởng thọ 20 tuổi, và được mai táng ở Hựu Lăng – Lam Sơn – Thanh Hóa.
Chân dung vua Lê Thái Tông vị vua trẻ tuổi nổi tiếng trong lịch sử

Vua Lê Thái Tông và di tích văn bia “Quế Lâm ngự chế”

Ngay từ khi lên ngôi, Vua Lê Thái Tông rất chú ý đến miền Tây Bắc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia, trong suốt 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch. Tháng 3 năm Canh Thân (1440), vua  Lê Thánh Tông trực tiếp dẫn quân lên Miền Tây để đánh thổ quân phản nghịch tên là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Nhà vua đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân của triều đình đã nhanh chóng đánh tan bọn phản nghịch. Trên đường trở về, nhà vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La (Thẳm báo ké), một hang đá tự nhiên ở châu Mường La. Nhà vua ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây hùng vĩ liền sáng tác bài thơ bài thơ Quế Lâm ngự chế sau đó cho quân lính khác lên một vách đá ở ngay cửa của hang động.
Toàn cảnh hang động nơi vua Lê Thái Tông dừng chân nghỉ ngơi
Toàn cảnh hang động nơi vua Lê Thái Tông dừng chân nghỉ ngơi
Bài thơ có 14 dòng gồm 140 chữ Hán có nội dung như sau:

“Thuận Mỗi châu nghịch tù trưởng Thượng Nghiễm vong ân bội nghĩa, xuất chúng tòng Ai Lao tắc nghịch, dư thân đổng lục chinh chính kỳ tội, chỉ cố chi gian thiêu hủy lưỡng trạng, sơn nhai, đoạt kỳ tình truyền. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, tiến tượng ngật hàng, dư linh kỳ vô bạc, vô nhung. Bất nhẫn tận lục, nãi xã quyết tội ban sư nhi hoàn lưu đế nhất rương vân:

Bình Chẩm lưu tâm niệm viễn nhân

Man tù hà sự tốc vong thân

Thế gian nhược hữu anh hùng chủ

Thiên hạ thùy dung phản nghịch thần

Ô đạo duyên vân không thị hiểm

Âm nhai rươi noãn kỉ diện xuân

Cách trừ ô nhiễm an dân thiện

Nhẫn sử hà mạnh ngoại chí nhân”

(Đại Bảo nguyên niên Quý xuân Trung hoàn cát nhật)

Dịch nghĩa:

Bài thơ Quế Lâm ngự chế

“Tù trưởng Thuận Châu là Thượng Nghiễm phản nghịch, vong ơn bội nghĩa, đem quân theo người Ai Lao làm phản. Thân chinh điều khiển sáu quân tới trị nó. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, dâng voi xin hàng. Ta thương nó quỳ bò không mang vũ khí, không nỡ chém, bèn tha tội cho nó, rồi đem quân trở về để lại một bài thơ rằng:

Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm

Thổ tù sao lại dám quên thân

Thế gian đã có anh hùng chúa

Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần

Đường sá khó khăn đừng cậy hiểm

Hang cùng đã ấm áp hơi xuân

Yên được dân lành nhơ nhớp hết

Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”.

(Năm đầu niên hiệu Đại Bảo

Canh Thân 1440, ngày lành giữa tháng 3)

Văn bia được khách trên một phiến đá ngay cửa hang động
Văn bia được khách trên một phiến đá ngay cửa hang động

Đúng một năm sau, tháng 3 năm 1441  thêm một lần nữa vua Lê Thái Tông  lại đem quân lên dẹp phản loạn Nghịch Nghiễm ở Châu Mường Muổi. Thêm một lần nữa nhà vua được người dân nơi đây tin tưởng và ủng hộ, đi đến đâu cũng được nhân dân giúp đỡ vì vậy quân của triều đình đã nhanh chóng đánh tan quân phản loạn bắt được tướng của độ quân Ai Lao là Đạo Mông, đồng thời cũng bắt được con của Thượng Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng. Tên phản nghịch Thượng Nghiễm ra hàng và chịu tội, kể từ đây dải đất biên cương phía Tây của Tổ quốc đã được yên bình.

Đền thờ Vua Lê Thái Tông và văn bia “Quế Lâm ngự chế”

Để tri ân công đức của Vua Lê Thái Tông và để dìn giữ di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế mãi mãi trang nghiêm. Và cũng để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh của đồng bào các nhân dân thiểu số nơi đây, được sự nhất trí của Bộ Văn hóa, Thông tin. Đến tháng 9/2001 Tỉnh ủy và UBND Sơn La đã cho khởi công xây dựng đền thờ Vua Lê Thái Tông tại thị xã Sơn La và được khánh thành ngày 22/01/2003, lấy tên là “Quế Lâm linh từ”. Ngôi đền được xây dựng cách khu vực văn bia “Quế Lâm ngự chế” khoảng 200m

Đền thờ vua Lê Thái Tông được xây dựng gần hang động nơi có văn bia Quế Lâm Ngự Chế
Đền thờ vua Lê Thái Tông được xây dựng gần hang động nơi có văn bia Quế Lâm Ngự Chế

Đền thờ được xây dựng theo hướng Nam Chếch Đông, xây theo thế “Tiền giang hậu trẩm” lưng tựa vào núi tạo sự vững chắc thế uy nghiêm cho ngôi đền, trước mặt của đền là dòng  sông Nậm La hiền hòa. Đền xây hướng Nam đón được những cơn gió mát mẻ mùa hè, song lại tránh được những đợt gió bấc của mùa đông, đồng thời hơi chếch sang hướng Đông nên đón được những tia nắng ban mai vào mỗi buổi sáng, thứ ánh sáng thuần khiết của nguồn năng lượng vũ trụ, được coi là dương khí của đất trời.

Toàn cảnh đền thờ vua Lê Thái Tông người có công 2 lần thân trinh đánh tan phản loạn vùng Tây Bắc
Toàn cảnh đền thờ vua Lê Thái Tông người có công 2 lần thân trinh đánh tan phản loạn vùng Tây Bắc

Từ khi đền được xây dựng. Đền thờ vua Lê Thái Tông và văn bia Quế Lâm ngự chế đã trở thành một quần thể di tích lịch sử – văn hóa độc đáo của Sơn La nói chung cũng như của phường Chiềng Lề nói riêng. Bởi lẽ cho đến nay, đền thờ vua Lê Thái Tông vẫn là điểm văn hoá tâm linh duy nhất để đồng bào nơi đây có thể gửi gắm tâm linh, tín ngưỡng của mình một cách chân chính.

Từ khoá:Thành phố Sơn La

0 bình luận

Viết bình luận của bạn

IZOMI