Nét đẹp lễ hội “Xên Lẩu Nó” Dân tộc Thái

Nét đẹp lễ hội “Xên Lẩu Nó” Dân tộc Thái

Đến với Sơn La, du khách sẽ có dịp trải nghiệm tại các bản lịch cộng đồng; đặc biệt sẽ được hòa mình vào lễ hội : Xên lảu nó “. Lễ hội là là nét đẹp văn hóa truyền thống khẳng định tính nhân văn, nét đẹp tâm linh của cộng đồng người Thái ở Sơn La.

Khi đất trời Tây Bắc bung nở những sắc hoa ban, hoa mạ… tiết trời ấm áp, con người tạm gác những việc đồng áng, đắm mình trong trời xuân. Đây cũng là thời gian người dân tổ chức lễ hội “ Xên Lẩu Nó “  để đền đáp công ơn của tổ tiên và những ân nhân trong đời mình. Những người từng bị ốm, đau được chữa lành bởi sự cứu chữa của thầy cúng ( ông Một ) và được ông nhận làm con nuôi. Vào ngày lành tháng tốt, ông Một xin phép tổ tiên và gọi các con nuôi đến làm lễ cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi, thổ địa…đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì cuộc sống, đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đây cũng là cơ hội để người dân tham gia gìn giữ, bảo lưu các hoạt động văn hóa cộng đồng, họ tự nguyện quyên góp các dụng cụ, đạo cụ, lương thực, thực phẩm, công sức để tổ chức lễ hội; Nhằm tăng cường tình đoàn kết các gia đình, dòng họ, các bản, các mường. Họ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, động viên nhau xây dựng bản mường.     
Ông “ Một “ trong lễ cúng
             Thông thường việc tổ chức lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 dương lịch hàng năm. Thời gian chuẩn bị và diễn ra lễ hội là 3 ngày. Trước hết gia đình ông Một làm cỗ: “Loòng lang phi hươn” để xin phép ma nhà dựng 2 cây “XăngBok” cây hoa lễ hội. Bà con sử dụng các loại cây rừng như cây Móc để làm cốt, kết hợp với cành tre, cành hoa ban có nhiều hoa, trang trí các loại hoa tươi, hoa kết, tyển ngọn là buồng chuối xanh…Tất cả tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, thể hiện sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái…
Cây “XăngBok”
              Việc chuẩn bị mâm cúng cho ngày hội rất quan trọng, sau khi đã được sự nhất trí của ông Một, người chụi trách nhiệm chuẩn bị phải đảm bảo chất lượng, số lượng, loại hình…Thông thường chuẩn bị khoảng 200 lít rượu ( việc này còn tùy thuộc vào số lượng con nuôi) 100kg gạo, 4 chum rượu cần, 1 con trâu, 3 con lợn, 6 con gà, 1 con vịt cùng các loại rau, măng rừng, trứng…Tất cả được phân ra làm 8 lễ mỗi lễ có một đặc thù riêng. 
Các con nuôi của ông “ Một “
          Ông Một cúng thứ tự theo từng lễ, diễn ra lần lượt thứ tự trong 3 ngày liên tục theo trật tự hết sức trang nghiêm. Khi các thủ tục cúng đã xong, thầy cúng xin phép các thần linh phù hộ cho các con nuôi, dòng họ, dân bản mọi điều tốt lành, có sức khỏe trồng cấy được mùa, chăn nuôi phát triển, bản làng đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Trong thời gian diễn ra lễ, các con nuôi cử người làm cơm ngày 2 bữa ăn tập chung đoàn kết, ban đêm các con nuôi ở gần thì về nhà ngủ còn nếu ở xa thì ngủ lại. Sau những phần lễ là phần hội, tất cả trai gái, già trẻ đề tham gia nhảy múa vui vẻ quanh cây Xăngbok.
          Đến với Sơn La, du khách sẽ có dịp trải nghiệm tại các bản lịch cộng đồng; đặc biệt sẽ được hòa mình vào lễ hội : Xên lảu nó “. Lễ hội là là nét đẹp văn hóa truyền thống khẳng định tính nhân văn, nét đẹp tâm linh của cộng đồng người Thái ở Sơn La.
          

Tác giả bài viết: Trần Cương

0 bình luận

Viết bình luận của bạn

IZOMI