Du lịch Sơn La từ xưa đến nay vốn đã nổi tiếng với rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như cao nguyên Mộc Châu, Tà Xùa….đây là những địa điểm có phong cảnh đẹp và lãng mạng tạo ra điểm khác biệt. Nhưng nhắc đến Sơn La có lẽ người ta vẫn nhớ nhiều đến nhất đó chính là nhà tù Sơn La nơi gi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Ngày Nay nhà tù Sơn La vẫn là một địa chỉ đỏ dành cho những thế hệ sau này hiểu thêm về lịch sử về những hi sinh mất mát để biết quý trọng hơn nền độc lập của nước nhà.
Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Di tích lịch sử chỉ cách Lào chừng 45km về phía nam. Nơi đây được thực dân pháp xây dựng vào năm 1908 với mục đích là giam giữ những người hoạt động cách mạng của Việt Nam. Nời đây thực dân Pháp đã phải 3 lần xây dựng và mở rộng. Chính vị vậy diện tích của nhà tù đã lên đến 2.170m2 và là nơi giam giữ những nhà yêu nước, những nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử như :Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,…
Thực dận Pháp chính thức nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta từ năm 1858 lúc đầu pháp đô hộ các tỉnh miền trung sau đó cùng với nhu nhượng triều đình nhà Nguyễn nhượng đất nam kỳ, bắc kỳ và toàn bộ lãnh thổ để cai trị Việt Nam lúc bấy giờ. Trong suốt gần 100 năm đô hộ thì có rất nhiều những cuộc nổi dậy đấu tranh của những nhà yêu nước trên khắp cả nước. Chính vì vậy Pháp đã quyết định cho xây dựng nhà tù tại Sơn La để giam giữ những chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Khu di tích nhà tù Sơn La vốn đã rất nổi tiếng trong suốt quá trình đô hộ của thực dân Pháp. Nơi đây từ 1930 – 1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây đây được coi là một trong những nhà tù kiên cố bậc nhất. Cùng với những nhà tù như Côn Đảo, Phú Quốc, và nhà tù Sơn La là một trong những nơi được ví như “địa ngục trần gian”.
Những dù kiên cố và vững trãi đến đâu đi nữa thì cũng không làm nhụt ý chí chiến đấu của những những nhà yêu nước. Chính vì vậy nhà tù Sơn La đã trở thành trường đào tạo, bồi dưỡng những chiến sỹ cộng sản trong suốt thời gian đó.
Nơi đây cũng trờ thành ngôi trường nổi tiếng vì đã đào tạo ra những chiến sỹ công sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tiêu biểu phải kế đến các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,…
Nhà tù Sơn La được chia thành lần xây dựng bắt đầu là năm 1908 và 2 lần trung tu mở rộng là vào những năm 1930 – 1945:
Vào năm 1908 Pháp cho xây dựng nhà tù. Lúc ban đầu nhà tù được xây dựng với diện tích chỉ khoảng 500m2 với lối kiến trúc kiên cố. Tường được xây bằng đá pha lẫn với gạch, mái lợp tôn và giường để cho tù nhận nằm cũng được làm từ đá, bề mặt giường được láng bằng xi măng. Mép ngoài của giường được gắn hệ thống cùm chân chạy dọc theo chiều dài của mặt sàn giường. Trong mỗi phòng giam đều thiết kế một nhà vệ sinh ngồi được thiết kế cao hơn cả sàn nằm. bệ xí đây không hề có nắp đậy và cũng chẳng có nước dội.
Với lối thiết kế như vậy vào mỗi mùa hè nhà tù dưới cái nắng như thiêu như đốt nhà tù như một lò thiêu, còn vào mùa đông với cái lạnh cắt da cắt thịt hòa vào đó là sự ô nhiễm của môi trường trong phòng giam chính là điều kiện lý tưởng để cho những bệnh truyền nhiễm phát triển và lây lan một cách nhanh chóng giữa các tù nhân với nhau.
Ngoài ra thì nơi đây còn được xây dựng một khu vực phòng canh gác là nơi nghỉ ngơi cũng như là vị trí canh gác của binh lính Pháp. Khu vực canh gác được thiết kế nằm ở giữa 2 phòng giam tù cấm cố, bờ tường xây bằng gạch, cao 6,8m, diện tích 21,12m2.
Ngoài ra nơi đây còn có một số hạng mục thiết yếu như buồng giặt giũ, khu vệ sinh và phòng tắm rửa của tù nhân, phòng tạm giam, phòng canh gác và bàn giấy, phòng y tế tạo thành một dãy hàng ngang theo chiều Đông – Tây, dài 28m. Xà lim cá nhân và nhà bếp, có 4 xà lim cá nhân ở 2 đầu (mỗi đầu 2 xà lim), ở giữa là nhà bếp, tạo thành một dãy chạy dọc theo chiều Bắc – Nam, chiều dài 15m.
Từ năm 1930 đến năm 1940 nhà tù được mở rộng ra lên đến 2.184m2 với nhiều hạng mục như cổng chính và tường rào bao quanh. Hệ thống chòi canh gác, hệ thống phòng phạt giam trên mặt, dưới lòng đất, khu sân chung nhà tù.
Phần cổng chính và phần tường bao quanh khu vực nhà giam được xây dựng bằng gạch kiên cố. Với chiều cao là 3,5m độ dày vào khoảng 0,4-0,5m. Trải qua thời gian và chiến tranh khu vực tường bao gần nhưng bị phá hủy hoàn toàn
Còn khu vực chòi canh gác. Được xây dượng ở 4 góc. Chòi canh phía Đông Bắc chòi được phục chế xây dựng lại Năm 2006, được phục chế lại, tường xây gạch dày 0,4m, cao 6,2m, diệch 6,75m2. Chòi canh Tây Nam 2 tầng, cao 6,2m, diện tích 6,7m2. Năm 1989, được phục chế gồm 2 tầng, cao 6,5m.
Chòi canh Đông Nam 2 tầng, cao 7m, diện tích khoảng 32m2, được chia thành 2 ngăn. 1 ngăn dùng làm nhà kho của trại lính khố xanh, tầng trên là tháp canh. Chòi canh Trung tâm xây dựng trên vị trí của cổng ra vào sân chung và nhà bàn giấy cũ (năm 1908), gồm 2 tầng, cao hơn 7m.
Điều đặc biệt khi nhà tù được mở rộng phần lớn là các công trình phòng giam. Và đặc biệt là các phòng giam dưới lòng đất. Các công trình được xây dựng thêm gồm trại ba gian, trại lớn mới, dãy xà lim ngầm dưới lòng đất, nhà bếp, kho xép, trại hai gian, nhà xưởng (phía Bắc và phía Nam), dãy nhà kho, xà lim cá nhân trên mặt đất, khu trại giam chéo hình tam giác, trại giam mở rộng năm 1940.
Ngoài ra nhà tù cũng chú trọng xây dựng thêm các hạng mục để phục vụ cho việc cai trị nhà tù thêm chắc chắn như Khu vực Trại lính khố xanh, Khu nhà Giám ngục,Tàu ngựa, Tòa Công sứ.….
Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng thì thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản. Nơi đây đã áp dụng những chế độ cai trị cực kỳ khác nghiệt và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác. Thực dân Pháp vẫn nghĩ với những ách cai trị khác nghiệt của nhà tù sẽ làm mất đi ý trí chiến đấu. Nhưng không phải vậy chính sự khốc liệt tại nhà tù mà ý trí căm thù càng đẩy cao chính vì vậy nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng để đào tạo những chiến sĩ cho cuộc kháng chiến sau này.
Trải qua 2 lần tàn phá của chiến tranh khu di tích nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy. Nhưng để gi nhớ tội ác của thực dân Pháp chính vì vậy năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ ….
Chính vì vậy di tích nhà tù Sơn La được coi là một địa chỉ đỏ dành cho những thế hệ mai hiểu thêm về sự ác liệt trong chiến tranh cũng như sự mất mát hi sinh của nhiều chiến sĩ cách mạng. Từ đó biết quý trọng nền độc lập dân tộc.
Nếu một lần bạn đến du lịch tại Sơn La hãy ghé chân đến với nhà tù Sơn La để hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ.
Với giá trị về lịch sử. Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
0 bình luận