Triển lãm “Tinh thần Tô hiệu” tại di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Triển lãm “Tinh thần Tô hiệu” tại di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022) Bảo tàng tỉnh Sơn La tổ chức trưng bày triển lãm “Tinh thần Tô Hiệu” giới thiệu với khách tham quan, nhân dân cả nước trên 100 tư liệu, ảnh về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tô Hiệu - Người cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dânTriển lãm gồm 03 chủ đề: Quê hương; Tô Hiệu - Tinh thần và ý chí cách mạng; Tỏa sáng mãi tinh thần Tô Hiệu. Thường trực Tỉnh ủy Sơn La tham quan triển lãm ảnh "Tinh thần Tô Hiệu". Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) - Mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hiến, nhiều đời khoa bảng của xứ Kinh Bắc xưa. Phát huy truyền thống của quê hương và gia đình, đồng chí Tô Hiệu hăng hái tham gia các phong trào yêu nước từ khi mới 14 tuổi. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, đày đi nhà tù Côn Đảo. Dưới chế độ tù đày hà khắc, đồng chí bị bệnh lao phổi nặng nhưng vẫn kiên cường tham gia đấu tranh, trở thành đảng viên Đảng cộng sản năm 18 tuổi. Mãn hạn tù năm 1934, đồng chí Tô Hiệu tiếp tục hoạt động cách mạng tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Liên khu B, kiêm Bí thư thành ủy Hải Phòng. Cuối năm 1939, đồng chí bị địch bắt lần thứ 2 và kết án 5 năm tù, đày lên nhà tù Sơn La đầu năm 1940. Tại đây, đồng chí được bầu làm bí thư chi bộ, trực tiếp lãnh đạo tù nhân chính trị biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, đào tạo cho Đảng những chiến sỹ cộng sản xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và xây dựng chế độ mới ở nước ta. Do chế độ tù đày hà khắc và căn bệnh lao phổi quái ác, đồng chí Tô Hiệu đã anh dũng hy sinh tại nhà tù Sơn La ngày 07/3/1944 trong niềm tiếc thương vô hạn của Đảng và cả dân tộc. Với 32 tuổi đời, 18 năm liên tục hoạt động cách mạng, đồng chí Tô Hiệu đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí mất đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp mãi mãi ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc, trở thành biểu tượng “Tinh thần Tô Hiệu” của thế hệ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu. Tinh thần ấy trường tồn cùng năm tháng, minh chứng cho sự bất diệt của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn, thử thách như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“... một lần nữa việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng; nó rèn luyện chongười cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua...” Năm tháng trôi qua, cây đào Tô Hiệu - Biểu tượng tinh thần bất khuất của người tù cộng sản vẫn xanh tươi, đơm hoa kết trái mỗi độ xuân về, trở thành dấu ấn đọng lại trong tình cảm của mỗi du khách khi đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Du khách tham quan triển lãm ảnh “Tinh thần Tô Hiệu” Triển lãm “Tinh thần Tô Hiệu” giới thiệu thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu, góp phần làm rõ bản lĩnh chính trị kiên cường, hy sinh quên mình vì lợi ích cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đồng thời, khẳng định công lao to lớn và nhân cách mẫu mực của đồng chí Tô Hiệu là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta; Qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Triển lãm diễn ra từ ngày 01/3/2022 đến ngày 31/12/2022. Tác giả:Quàng Tố Quyên - Bảo tàng tỉnh.

Triển lãm gồm 03 chủ đề: Quê hương; Tô Hiệu - Tinh thần và ý chí cách mạng; Tỏa sáng mãi tinh thần Tô Hiệu.

Thường trực Tỉnh ủy Sơn La tham quan triển lãm ảnh "Tinh thần Tô Hiệu".

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) Mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hiến, nhiều đời khoa bảng của xứ Kinh Bắc xưa.

Phát huy truyền thống của quê hương và gia đình, đồng chí Tô Hiệu hăng hái tham gia các phong trào yêu nước từ khi mới 14 tuổi. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, đày đi nhà tù Côn Đảo. Dưới chế độ tù đày hà khắc, đồng chí bị bệnh lao phổi nặng nhưng vẫn kiên cường tham gia đấu tranh, trở thành đảng viên Đảng cộng sản năm 18 tuổi. Mãn hạn tù năm 1934, đồng chí Tô Hiệu tiếp tục hoạt động cách mạng tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Liên khu B, kiêm Bí thư thành ủy Hải Phòng. Cuối năm 1939, đồng chí bị địch bắt lần thứ và kết án năm tù, đày lên nhà tù Sơn La đầu năm 1940. Tại đây, đồng chí được bầu làm bí thư chi bộ, trực tiếp lãnh đạo tù nhân chính trị biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, đào tạo cho Đảng những chiến sỹ cộng sản xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và xây dựng chế độ mới ở nước ta.

Do chế độ tù đày hà khắc và căn bệnh lao phổi quái ác, đồng chí Tô Hiệu đã anh dũng hy sinh tại nhà tù Sơn La ngày 07/3/1944 trong niềm tiếc thương vô hạn của Đảng và cả dân tộc. Với 32 tuổi đời, 18 năm liên tục hoạt động cách mạng, đồng chí Tô Hiệu đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí mất đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp mãi mãi ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc, trở thành biểu tượng “Tinh thần Tô Hiệu” của thế hệ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu. Tinh thần ấy trường tồn cùng năm tháng, minh chứng cho sự bất diệt của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn, thử thách như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“... một lần nữa việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng; nó rèn luyện chongười cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua...”

Năm tháng trôi qua, cây đào Tô Hiệu Biểu tượng tinh thần bất khuất của người tù cộng sản vẫn xanh tươi, đơm hoa kết trái mỗi độ xuân về, trở thành dấu ấn đọng lại trong tình cảm của mỗi du khách khi đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.

Du khách tham quan triển lãm ảnh “Tinh thần Tô Hiệu”

Triển lãm “Tinh thần Tô Hiệu” giới thiệu thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu, góp phần làm rõ bản lĩnh chính trị kiên cường, hy sinh quên mình vì lợi ích cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đồng thời, khẳng định công lao to lớn và nhân cách mẫu mực của đồng chí Tô Hiệu là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta; Qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Triển lãm diễn ra từ ngày 01/3/2022 đến ngày 31/12/2022.

Tác giả:Quàng Tố Quyên - Bảo tàng tỉnh

Từ khoá:Nhà tù Sơn La

0 bình luận

Viết bình luận của bạn

IZOMI